Visa gia đình có thể làm tự do tại Nhật bản Không
Có rất nhiều bạn thắc mắc visa gia đình (家族滞在ビザ) được làm bao nhiêu tiếng một tuần?. Visa gia đình có được xin việc tự do như visa lao động (就労ビザ) không?. Bài viết này mình sẽ giải đáp cho bạn nào đang thắc mắc nha.
1. Visa gia đình có thể làm full time toàn thời gian được không?
KHÔNG. Về nguyên tắc, visa gia đình là visa được cấp cho người được phụng dưỡng, tức con hoặc vợ/ chồng của người có tư cách Shūrō biza 就労ビザ. Vì được phụng dưỡng nên bạn không được tự do xin việc full time suốt tuần, mà bạn chỉ có thể làm việc part time với thời gian quy định tối đa 28 tiếng / 1 tuần. Bạn phải lên cục xuất nhập cảnh để xin 資格外活動許可 . Lưu ý, ngay cả khi bạn được phép làm thêm thì thu nhập của bạn không được CAO HƠN thu nhập của người phụng dưỡng bạn, đây là điều kiện cần thiết để bạn không bị ảnh hưởng khi gia hạn visa.
2. Có thể làm những công việc nào?
Về cơ bản thì với visa gia đình bạn hoàn toàn thể xin việc tự do trừ một số công việc đặc thù bị cấm như làm việc tại các nhà thổ, Pachinko..
Muốn xin việc tự do hơn thì bạn phải ĐỔI VISA GIA ĐÌNH sang tư cách visa 特定技能ビザ, 高度専門職ビザ hoặc 就労ビザ. Mỗi 1 loại visa sẽ có những điều kiện nhất định, nếu bạn thỏa mãn những điều kiện theo yêu cầu thì bạn có thể chuyển đổi tư cách visa để xin việc dễ dàng hơn.
Vì 特定技能ビザ có nhiều hạn chế nên hầu hết mọi người đều không chọn phương pháp đổi visa gia đình sang loại visa kỹ năng đặc định này, còn 高度専門職ビザchỉ thích hợp cho những bạn đã tốt nghiệp đại học, có chuyên môn và trình độ tiếng Nhật khá tốt thì việc tuyển dụng mới trở nên thuận lợi. Riêng 就労ビザ thì thích hợp cho những bạn tốt nghiệp ở các trường senmon, đại học ở Nhật hoặc những bé được tốt nghiệp ở các trường phổ thông ở Nhật muốn kiếm tiền để học lên cao ở các trường đại học.
Hiện nay, nếu bạn đã tốt nghiệp đại học ở Việt Nam thì rất nhiều công ty Haken sẵn sàng giúp bạn chuyển đổi từ tư cách visa gia đình sang tư cách就労ビザngay cả khi trình độ tiếng Nhật của bạn có giới hạn. Tuy nhiên làm cho công ty Haken bạn sẽ chịu không ít thiệt thòi.
Hãy tìm hiểu kỹ thông tin trước khi quyết định chuyển đổi, mỗi loại sẽ có ưu và nhược điểm riêng nhưng đừng vì thiếu hiểu biết mà làm quá 28 tiếng / 1 tuần khi bạn vẫn đang còn tư cách visa gia đình. Làm quá thời gian quy định là phạm pháp, điều đó sẽ ảnh hưởng cả bạn và người phụng dưỡng bạn.
Lưu ý: Cục XNC quy định các bạn du học sinh đang trong kì học và cá bạn theo visa gia đình ko được làm thêm TỔNG quá 28h/ tuần. Đây là thời gian tính trên tổng tất cả các công việc baito bạn đang làm, chứ không phải chia ra tính theo từng đầu công việc. Ví dụ bạn đang làm 2 việc, 1 việc 15h, một việc 12h tiếng, tổng 27h/tuần thì là đúng luật. Nhưng nếu 2 việc đều 15h, tức là mỗi việc đều dưới 28h nhưng tổng thành 30h >28h thì sẽ bị coi là phạm luật đó nhé. Vì vậy các bạn đang làm 2 việc nên lưu ý điều chỉnh thời gian cho thật khéo, tránh ko để làm quá giờ dù chỉ 1 chút thôi nhé.
Nếu muốn kiếm thêm thu nhập thì bạn nên tìm thêm việc là không báo thê. Lương trả qua thẻ hay trả đưa tay chẳng qua chỉ là cách phía quán- xưởng-công ty trả tiền cho bạn mà thôi nếu. Có khong ít chỗ dù trả lương tay nhưng họ vẫn báo thuế lên quận, và khi đó, thì chỉ cần Cục XNC yêu cầu nộp giấy thuế là bạn sẽ bị lộ ra ngay việc làm quá giờ.
Ngào ra theo quy định hiện hành, thì nếu bạn có thu nhập dưới 103 man thì chồng bạn sẽ được khấu trừ bớt 38 man trong tổng số thu nhập chịu thuế –> chồng bạn bớt được số tiền thuế tương đương = 38 man ✖︎ thuế suất.
Nếu bạn làm quá 103 man và dưới 141 man thì chồng/vợ bạn vẫn sẽ được khấu trừ một phần, nhưng số tiền được khấu trừ bớt khỏi mức thu nhập chịu thuế sẽ không phải là tròn 38 man nữa, mà giảm dần bớt đi theo từng nấc cho đến khi thu nhập của bạn trên 141 man thì chồng bạn sẽ không được giảm thuế nữa.
Từ năm sau, thì mức giới hạn 103 man này sẽ được nâng lên thành 150 man –> nếu bạn có thu nhập 140 man đi chăng nữa thì chồng/vợ bạn vẫn được giảm full theo mức khấu trừ 38 man.
Tuy vậy, vì đây là quy định của cục thuế, không liên quan gì tới công ty bảo hiểm cả, nên cần nhớ là nếu năm sau bạn làm được 140 man < 150 man nên theo luật mới thì chồng bạn vẫn được khấu trừ 38 man * thuế suất, thì theo luật của công ty bảo hiểm, bạn vẫn làm quá mức giới hạn 130 man, nên sẽ vẫn bị tách khỏi bảo hiểm của chồng, phải tự mua bảo hiểm và tự đóng nenkin.
Vì vậy các bạn cần hết sức lưu ý nhé là dù luật có thay đổi đi nữa thì cũng không được chủ quan mà vẫn cần chú ý điều chỉnh dưới 130 man/năm (tính cả tiền đi lại) nếu không muốn bị tự trả tới 30 man/năm tiền bảo hiểm và nenkin nhé
Để lại một phản hồi